Côn xe ô tô: Sự cố thường gặp, 3 bước bảo dưỡng chủ xe cần biết

Côn xe ô tô vô cùng quan trọng, tuy nhiên nhiều lái xe không để ý các dấu hiệu cảnh báo hệ thống côn xe đang gặp vấn đề gì. Cùng Xebiz tìm hiểu về một số sự cố hỏng côn xe ô tô và cách bảo dưỡng hạn chế rủi ro.

Côn xe ô tô cấu tạo gồm 4 phần (vòng bi cắt ly hợp, đĩa ly hợp, xy lanh và nắp ly hợp), côn xe ô tô là cầu nối giữa động cơ, hộp số và cầu chủ động. Tác dụng của côn xe giữ cho trục khuỷu quay đều hoặc ngắt kết nối giữa động cơ với bánh xe, ngay cả khi xe dừng bánh hoặc xe đang di chuyển. Nếu không có côn xe ô tô sẽ vô cùng bất tiện bởi bánh xe được gắn trực tiếp vào động cơ. 

Trong quá trình lái xe không thể tránh khỏi việc côn xe ô tô bị trục trặc, hỏng hóc. Một khi côn xe gặp vấn đề thì rất khó để điều khiển xe như bình thường, thậm chí xe còn dừng hoạt động. Tuy nhiên, chủ xe dễ dàng phát hiện một vài triệu chứng trước khi côn xe bị hỏng để kịp thời xử lý, tránh để quá lâu tiền mất tật mang.

Xem thêm:

Điều hòa ô tô: 5 lỗi hỏng hóc thường gặp cần bảo dưỡng tức thì

Phụ gia xăng, dầu diesel ô tô: tác dụng và lưu ý khi sử dụng

Côn xe ô tô và những sự cố thường gặp

Côn xe ô tô bị hỏng hóc thường khiến xe xuống cấp nhanh hơn, kéo theo những tình huống oái ăm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người ngồi trên xe. Hãy cùng tìm hiểu một số trường hợp sự cố phổ biến nhất của côn xe ô tô dưới đây.

Nặng chân côn xe ô tô

Khi xe gặp lỗi nặng chân côn, người lái sẽ mất sức nhiều để đạp để di chuyển và dùng xe như bình thường, thậm chí phải nghiêng nửa người để đạp. Nguyên nhân của sự cố này đến từ hiện tượng mòn lá côn ô tô. Nếu phát hiện sớm, chủ xe chỉ cần thay lá côn xe, còn nếu phát hiện muộn thì vừa nguy hiểm tính mạng, vừa có thể phải thay toàn bộ côn xe ô tô. 

Côn xe ô tô phát ra tiếng kêu khi đạp

Khi lái xe nghe thấy tiếng kêu phát ra lúc đạp côn, có thể vòng bi ngắt ly hợp ô tô bị mòn, thiếu dầu bôi trơn hoặc hỏng hóc nặng. Phát hiện sớm dấu hiệu này để mang xe ra gara ô tô bảo dưỡng mượt mà hơn, hoặc tự tra dầu tại nhà. 

Hình dáng côn xe ô tô được lắp đặt trong động cơ xe
Hình dáng côn xe ô tô được lắp đặt trong động cơ xe

Hiện tượng giật giật khi nhả côn xe ô tô

Khi gặp phải sự cố giật côn xe, chủ xe cần cài lại số rồi buông chân côn. Nguyên nhân do sự trục trặc của kết nối của bộ ly hợp, khiến động cơ bị rung mạnh. Ngoài ra, lò xo giảm chấn gãy, bàn ép bị nứt,… cũng tạo ra hiện tượng trên. Lúc này, bạn cần mang xe đi kiểm tra ngay bởi tình trạng này nguy hiểm cấp độ cao. Nếu bộ ly hợp bị vỡ thì vô cùng nguy hiểm tới tính mạng khi lái xe. 

Côn xe ô tô gặp khó khăn khi vào số

Mặc dù lái xe ô tô đã đạp hết khoảng chạy của bàn đạp nhưng vẫn khó vô cùng vào số, nghĩa là bộ phận côn xe ô tô đang gặp trục trặc, bộ ly hợp cắt số không dứt điểm. Tài xe nên dừng lại để điều chỉnh hoặc tìm kiếm các anh thợ sửa xe có chuyên môn.

Bàn đạp côn xe ô tô bị rung

Đôi lúc đạp nhẹ lên chân côn xe ô tô thấy rung rung khi nổ máy, nhưng đạp mạnh hơn thì không thấy bàn đạp rung nữa. Điều này chứng tỏ đĩa ly hợp bị lắp sai, khiến đĩa lệch và làm hao mòn bộ ly hợp trong côn xe ô tô. 

Xe vượt dốc yếu vì trượt côn xe ô tô

Khi vượt dốc hay tăng tốc, chủ xe cảm thấy xe chạy ì ạch dù máy móc trên xe vẫn khỏe, thì có khả năng do mô men động cơ không truyền chính xác đến bánh vì côn xe ô tô bị trượt. Hơn nữa, 90% đĩa ma sát của ô tô bị hao mòn cũng gây ra vấn đề tương tự. Trường hợp trượt côn xe ô tô ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phân khác, khiến cụm ly hợp làm việc kém. 

Có rất nhiều sự cố có thể xảy ra với côn xe ô tô trong quá trình vận hành
Có rất nhiều sự cố có thể xảy ra với côn xe ô tô trong quá trình vận hành

Bảo dưỡng và sửa chữa côn ô tô

Để hạn chế đối ta những sự cố thường gặp về côn xe ô tô, bạn cần nắm rõ các cách bảo dưỡng và vệ sinh như sau:

Côn xe ô tô cần thay dầu định kỳ 

Theo nhà sản xuất ô tô, chủ lái xe nên thay dầu định kỳ sau mỗi 20.000km – 40.000km tùy theo ví tiền của mình. Khi chạy trên phố nhiều, thay đổi liên tục tục thì bạn chỉ cần thay dầu sớm hơn. Bên cạnh đó, khi phát hiện xe gặp phải một trong những dấu hiệu sự cố côn xe ô tô thì cần kiểm tra ngay. 

Điều chỉnh lại côn xe ô tô

Sau một quãng thời di chuyển trên đường dài, côn xe ô tô không còn chính xác như ban đầu. Bạn cần điều chỉnh lại để phù hợp với bản thân và cân bằng trên hành trình. Vậy nên côn xe ô tô mới có quy định về cách đạp chân. 

Thay mới côn xe ô tô 

Thay côn xe cũng có thời điểm lý tưởng, chứ không phải thích lúc nào thay lúc đấy. Hãy kiểm tra và đánh giá khả năng làm việc của xe với đồ đạc như thế nào theo 3 tiêu chuẩn đó là: hợp sống số màu. kết nối động cơ mượt mà hơn, truyền hết công suất từ động cơ sang hộp đảm bảo truyền hết công suất không bị trượt, ngắt kết nối với động cơ khi cần. 

Hệ thống côn xe chịu ma sát nhiều nên sẽ bị hao mòn, xuống cấp. Theo các chuyên gia ô tô, chúng nên thay côn xe ô tô sau 80.000 – 10.000 km, tần suất phụ thuộc vào tài chính và nhu cầu khách hàng. Trong trường hợp xe ô tô không thỏa mãn được 3 tiêu chuẩn trên thì bạn cần đi thay mới ngay lập tức.

Quá trình thay dầu cho côn xe ô tỗ
Quá trình thay dầu cho côn xe ô tỗ

Hướng dẫn sử dụng côn xe ô tô hạn chế tối đa hỏng hóc

Khi dùng bộ ly hợp côn xe ô tô một cách thành thạo, bạn sẽ tránh được những hỏng hóc không đáng có. Những bước cơ bản sử dụng côn xe ô tô đúng cách bạn nên biết. Điều này giúp chủ xe điều khiển xe tốt hơn, hạn chế việc côn xe ô tô thường xuyên gặp vấn đề:

  • Đạp côn xe ô tô rồi vào số 1
  • Ấn nhẹ bàn đẹp để chân ga, sau đó cho vòng tua đạt 1000 vòng/ phút
  • Quat sát kỹ càng địa hình và mục tiêu phía trước để có phương án xử lý nhanh nhạy

Một số lưu ý khi sử dụng côn xe ô tô 

Đầu tiên, khi khởi động xe ở số 1, bạn cần nhả côn xe ô tô từ từ, nhẹ nhàng, từ tốn, tránh để xe bị giật hoặc chết máy. Nhưng khi chuyển sang vị trí số 2 thì bạn chú ý nhả côn nhanh hơn, vì lúc này xe đã có quán tính. 

Sau đó, khi xe chạy trên đường trường sẽ không cần sử dụng côn xe ô tô. Bạn lưu ý nên bỏ hẳn bàn chân ra khỏi bàn đạp, vừa giúp đôi chân nghỉ ngơi, vừa tránh các ảnh hưởng không tốt cho bộ ly hợp. Bạn chú ý tránh tì chân côn một cách lưng chừng vì chúng sẽ tạo ra lực ma sát nhiều làm côn xe ô tô nhanh mòn hơn.   

Cuối cùng, khi bạn dừng xe tạm thời, côn xe ô tô nên được điều chỉnh về số 0, sau đó mới nhả côn. Dù trong bất cứ trường hợp nào, lái xe không nên đạp hết sức. Sử dụng côn xe vừa tiện lợi mà cũng vừa phức tạp nếu dùng sai cách. Hãy học thật kỹ kiến thức về ô tô và rèn luyện thực hành hàng ngày để nâng cao trình độ lái xe và phát hiện hỏng hóc. 

Tổng hợp lại, Xebiz hy vọng qua bài viết này, quý bạn đọc đã hiểu rõ bản chất của côn xe ô tô, nhận biết tốt các dấu hiệu cảnh báo côn xe ô tô bị trục trặc để bảo dưỡng chăm sóc kịp thời. Đừng quên bạn cũng có thể tìm hiểu tìm đọc thêm các bài viết khác về bảo dưỡng xe tại Xebiz để tìm thấy những mẹo chăm sóc vận hành thú vị hơn nữa nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *