Điều hòa ô tô thường gặp một số dấu hiệu trục trặc sau một thời dài gian sử dụng. Vì vậy, chủ xe nên bảo dưỡng điều hòa ô tô định kỳ để hạn chế tối đa 5 lỗi hỏng hóc không đáng có dưới đây.
Có thể nói rằng, điều hòa ô tô vô cùng quan trọng vào mùa hè. Thiếu điều hòa coi như thiếu vắng nửa cuộc đời, rất khó thở và bí bách. Tuy nhiên, do thường xuyên bật tắt không đúng cách mà điều hòa rất dễ hỏng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người ngồi trong xe. Hãy cùng Xebiz phát hiện các dấu hiệu cảnh báo hỏng hóc của điều hòa ô tô và thông tin về cách bảo dưỡng nhé.
Nhận biết 5 dấu hiệu hỏng hóc điều hòa ô tô thường xuyên gặp
Mỗi khi gặp 1 trong 5 dấu hiệu dưới đây, chủ xe nên nhanh chóng mang xe đi bảo dưỡng hoặc vệ sinh lại hệ thống điều hòa ô tô, tránh ảnh hưởng đến bộ phận khác.
Mùi hôi phát ra từ điều hoà ô tô
Một trong những dấu hiệu hư hỏng thường thấy ở các loại ô tô, nhất là những ô tô cũ kỹ lâu đời chính là mùi hôi, mùi nấm mốc khó chịu. Nhiều nguyên nhân làm điều hòa ô tô có mùi hôi như dàn lạnh bị ẩm mốc; đường ống lâu chưa vệ sinh; lọc gió, quạt gió bụi bẩn bít tắc lâu ngày; có xác động vật thối rữa như chuột chết, gián chết,…Bên cạnh đó, nội thất lâu ngày không vệ sinh cũng có khả năng tạo mùi hôi.
Sức làm mát của điều hòa ô tô bị suy yếu
Điều hòa ô tô dùng lâu năm thường chạy yếu, không lạnh sâu, hay thổi hơi nóng, gió nhiều mà không mát. Vấn đề này đến từ dàn nóng, dàn lạnh bị bẩn, phin lọc ga bị tắc, điều hòa thiếu ga, rỉ ga, cảm biến nhiệt độ bị hỏng,…Hơn nữa, hiện tượng lốc điều hòa đóng ngắt liên tục cũng thường xuyên xảy ra, lúc mát lúc không mát, cảm giác vô cùng bất tiện khi lái xe.

Điều hoà ô tô chập chờn, đóng nước nhỏ giọt ở cửa gió
Điều hòa ô tô sẽ tự đóng ngắt theo sự điều khiển của các cảm biến nhiệt độ, cảm biến mặt trời và công tắc áp suất. Nguyên lý hoạt động công tắc điều hòa ô tô nằm ở đường cao áp: khi nhận thấy áp suất gas vượt quy định, hệ thống điều ô tô tự ngắt cho dừng lốc lạnh để không ảnh hưởng đến bộ phận khác.
Ngoài ra, thỉnh thoảng điều hoà ô tô còn bị đọng những giọt nước ở cửa gió bởi nhiệt độ quá lạnh so với nhiệt độ môi trường bên ngoài, lọc gió bị bẩn khó kiểm soát, không hút đủ gió từ bên ngoài để cân bằng nhiệt độ.
Điều hòa ô tô bị đóng băng
Đôi khi, điều hòa ô tô cũng bị đóng băng, nhưng lại không thổi gió mát một tí nào. Lý do không khí không thể lưu thông, băng lạnh bám chặt ở khe hở giữa các ống nan và lá tản nhiệt.
Băng càng dày, dàn lạnh càng bị tắc nghẽn. Chậm xử lý sẽ dẫn tới hậu quả nặng hơn. Nguyên nhân của chủ yếu của vấn đề này do quạt điều hòa bị chập, van tiết lưu hỏng, gas làm lạnh chất lượng kém, sai chủng loại, hệ thống cảm biến hỏng hóc,…
Điều hoà ô tô phát ra tiếng rít kèm mùi khét
Mùi khét xuất hiện kèm theo tiếng rít của điều hòa ô tô chứng tỏ dấu hiệu hỏng hóc không hề nhẹ, dễ phải thay mới thiết bị. Nguyên nhân khiến điều hòa ô tô bị khét, kêu rít do quạt gió cabin bị bẩn, lốc nén kẹt trục trặc, động cơ xuống cấp,…Khi nghe điều hòa phát ra tiếng rít, có khả năng dị vật bị kẹt bên trong, hoặc quạt gió bị chập chờn, không quay đúng quỹ đạo.

Những lưu ý về bảo dưỡng điều hòa ô tô?
- Thời gian bảo dưỡng điều hòa ô tô: Để gia tăng tuổi thọ điều hòa ô tô, bạn nên bảo dưỡng 1 năm 1 lần đối với những xe mới mua, ít dùng. Còn những xe thường xuyên chạy ngoài đường, xe lâu năm thì nên kiểm tra định 6 tháng 1 lần, và bảo dưỡng tức thì khi phát hiện hỏng hóc.
- Các bộ phận trong điều hòa ô tô cần kiểm tra định kỳ: Quạt gió, lượng ga lạnh, dây curoa dẫn động của máy nén, lọc gió cabin,…
- Quy trình bảo dưỡng điều hòa ô tô chuẩn: Vệ sinh, kiểm tra các bộ phận như trên, bổ sung dầu bôi trơn, phát hiện hỏng hóc và thay mới nếu cần.
Xem thêm:
Phụ gia xăng, dầu diesel ô tô: tác dụng và lưu ý khi sử dụng
9+ nguyên nhân cháy xe ô tô: cách phòng tránh, vận hành an toàn
Các bộ phận điều hòa ô tô cần chăm vệ sinh
Bên cạnh bảo dưỡng định kỳ điều hòa ô tô, vệ sinh cũng là một khâu quan trọng mà các chủ xe nên thực hiện chăm chỉ để gia tăng tuổi thọ cho xe.
Vệ sinh bộ phận lọc gió điều hòa ô tô
- Sau mỗi 5000km, các nhà sản xuất khuyến cáo người lái xe nên kiểm tra và vệ sinh bộ phận lọc gió điều hòa ô tô. Bạn có thể mang ra gara ô tô để vệ sinh hoặc tự làm công việc này tại nhà vì rất đơn giản. Chỉ cần tháo cốp phụ, lấy lọc gió ra, dùng súng hơi xịt vào để đánh bay bụi bẩn.
- Sau mỗi 20.000 km, người lái xe có thể thay mới lọc gió điều hòa ô tô để hạn chế xuất hiện các dấu hiệu hỏng hóc không đáng có, vừa tốn kém chi phí, vừa tốn thời gian sửa chữa.
Vệ sinh bộ phận làm nóng trong điều hòa ô tô
Bên cạnh lọc gió, dàn nóng của điều hòa ô tô cũng cần vệ sinh bằng nước sạch, thổi khí nén và sử dụng hóa chất chuyên dụng. Bộ phận này sẽ hơi khó để tự vệ sinh tại nhà nên chủ xe cần mang ra gara ô tô, nơi có thợ chuyên nghiệp để tránh làm hỏng động cơ.
Vệ sinh bộ phận làm lạnh trong điều hòa ô tô
Thông thường, vệ sinh bộ phận làm lạnh trong điều hòa ô tô khá phức tạp và mất thời gian. Theo phương pháp truyền thống, bạn cần phải mở táp-lô xe rồi mới lấy được dàn lạnh. Tuy nhiên, các gara xịn hiện nay sẽ dùng phương pháp vệ sinh dàn lạnh hạn chế tháo lắp, hay còn gọi là “nội soi”. Thợ chỉ cần tháo lọc gió điều hòa ô tô, đưa camera vào trong để quan sát rồi mới xịt hóa chất chuyên dụng để làm sạch.

Sử dụng điều hòa ô tô đúng cách: tiết kiệm nhiên liệu, gia tăng độ bền
- Giảm nhiệt độ trong xe trước khi bật điều hòa: Khởi động máy, hạ kính cửa sổ và đóng cửa xe vài lần để làm bớt hơi nóng phát ra từ trong ô tô, nhất là vào mùa hè. Nếu chủ xe bật luôn điều hòa ô tô vào những ngày nóng như đổ lửa, máy sẽ phải hoạt động hết công suất trong thời gian ngắn nên dễ trục trặc hơn.
- Khởi động máy trước, bật điều hòa sau: Nhiều người có thói quen bật điều hòa trước khi khởi động máy, dẫn tới ắc quy quá tải, lâu dần ảnh hưởng tới tuổi thọ của hệ thống làm mát. Vì vậy, khởi động máy rồi mới bật điều hòa sẽ gia tăng tuổi thọ cho xe ô tô.
- Điều chỉnh nhiệt độ và độ mạnh của gió sao cho phù hợp: Khi nhiệt độ trong xe và bên ngoài quá chênh lệch, chủ xe không nên chọn mức làm lạnh cao nhất và cần giảm dần tốc độ quạt gió để tiết kiệm nhiên liệu. Nếu được, các bạn nên tận dụng gió trời để giảm sự chênh lệch nhiệt độ trong xe và bên ngoài.
- Đi vào khu vực ngập nước cần tắt ngay điều hòa: Ở những khu vực ngập nước chứa nhiều rác bẩn dễ làm tắc quạt gió, gây hỏng hóc cho bộ phận điều hòa ô tô. Vì vậy người lái xe cần tắt luôn điều hòa khi đi vào khu vực ngập nước.
Hy vọng những thông tin về các dấu hiệu hỏng hóc của điều hòa ô tô và lưu ý khi bảo dưỡng sẽ giúp chủ xe chăm sóc “xế yêu” tốt hơn. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì hãy liên ngay với Xebiz để được hỗ trợ 24/7. Đừng quên tham khảo thêm các bài viết khác về bảo dưỡng ô tô để cập nhật thật nhiều mẹo hay từ Xebiz nhé!