Hiểu về cấu tạo và sử dụng của hệ thống phanh ô tô giúp nâng cao hiệu suất và kéo dài tuổi thọ cho xe. Khám phá cách xử lý lỗi phanh giúp đảm bảo an toàn vận hành xe trong bài viết này cùng Xebiz.
Chắc không cần phải nhắc lại khái niệm về hệ thống phanh ô tô, nhưng không phải tài xế nào cũng biết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó.
Cấu tạo hệ thống phanh ô tô
Hệ thống phanh ô tô luôn bao gồm hai bộ phận là phanh chân và phanh tay. Trong đó phanh chân là hệ thống phanh chính có vai trò kiểm soát tốc độ của xe khi vận hành, còn phanh tay có vai trò cố định xe khi đậu độ.
Một hệ thống chân phanh trên xe sẽ bao gồm:
- Bàn đạp phanh: nơi nhận sự điều khiển vật lý từ tài xế
- Bầu lực trợ phanh: Bộ phận khuếch đại lực đạp phanh, giúp giảm bớt sức đạp cho tài xế
- Bình chứa dầu phanh, xilanh chính, van điều áp: Các bộ phận chuyển đổi lực từ bàn đạp phanh sang áp suất dầu phanh và luân chuyển hệ thống phanh trên mỗi bánh xe
- Hệ thống phanh trên mỗi bánh xe: Bộ phận hãm tốc độ quay giúp bánh xe giảm tốc hoặc dừng hẳn lại.
Hiểu về cấu tạo hệ thống phanh ô tô sẽ giúp cánh tài xế biết cần động chạm đến bộ phận nào khi có sự cố về phanh xe xảy ra.
Xem thêm:
Lốp dự phòng ô tô: 14 bước thay thế lốp và lưu ý quan trọng
Van điều áp nhiên liệu ô tô: Chức năng và vai trò vận hành

Cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô
Trong quá trình vận hành xe, hệ thống phanh ô tô sẽ liên tục phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt. Ma sát lớn khiến phanh nhanh hao mòn và dễ gặp trục trặc. Vì lý do đó nên chủ xe cần chú ý mang xe đi kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 2-3 năm sử dụng để duy trì tuổi thọ cho xe và các hệ thống máy móc trên xe.
Khi đi bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô, chủ xe cần chú ý đến các hạng mục sau:
Dầu phanh | Dầu phanh ô tô cần được thay sau 2 – 3 năm sử dụng hoặc sau mỗi 30.000 – 50.000 km di chuyển.
Nếu trước giai đoạn bảo hành mà dầu phanh có hiện tượng hao hụt hoặc chuyển đậm màu, chất lượng xuống cấp thì nên chủ động thay mới. |
Má phanh | Má phanh ô tô cần được thay sau 50.000 – 80.000 km hoặc 2 năm sử dụng. Nếu xe sử dụng chạy dịch vụ, má phanh mòn nhiều thì có thể thay thế, bảo dưỡng trước mốc thời gian này. |
Xy lanh phanh | Sau một thời gian dài vận hành, gioăng phớt bên trong xy lanh bị mòn, rỉ dầu khiến xy lanh dễ bị hư hỏng. Cần kiểm tra định kỳ xy lanh phanh cùng hệ thống đường ống dẫn dầu để chủ động thay thế khi có nguy cơ hỏng hóc. |
Bầu trợ lực phanh | Kiểm tra định kỳ cùng xe để kéo dài tuổi thọ sử dụng, gia tăng hiệu quả khuếch đại lực đạp của tài xế khi lái xe. |

Các lỗi thường gặp ở hệ thống phanh ô tô
Như đã nói từ ban đầu, trong quá trình sử dụng và vận hành xe, tài xế cần đặc biệt chú ý tới 4 lỗi thường gặp ở hệ thống phanh ô tô như sau:
Phanh có tiếng kêu lạ
Khi đạp phanh và nghe thấy âm thanh lạ, rất có thể phanh đã bị đọng nước hoặc gặp các vấn đề với má phanh như: bị bẩn, bị lỏng, bị ăn mòn.
Nặng chân phanh
Tài xế cần sử dụng một lực phản hồi nhất định khi đạp phanh, nếu cảm thấy lực này nặng hơn hoặc khó đạp chân phanh thì có thể xe đã bị bó phanh, hoặc các linh kiện khác gặp sự cố như: kẹt lò xo hồi vị, lỗi bầu trợ lực phanh, tắc đường ống dẫn dầu,…
Bàn đạp phanh bị hạ thấp
Tình trạng này xảy ra khi xe bị thiếu dầu phanh, phần tang trống hoặc đĩa phanh đã bị đảo, khiến ống dẫn dầu bị lọt khí vào, hoặc cũng có thể do các nguyên nhân từ trợ lực phanh, mòn má phanh, trục trặc xy lanh chính.
Xe bị mất phanh
Đây là lỗi hệ thống phanh ô tô nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến an toàn trong vận hành xe. Các nguyên nhân dẫn đến sự cố này thường là do lỗi phanh ABS, hỏng xy lanh chính, lọt khí vào đường ống dẫn dầu hoặc xe bị mất áp suất dầu phanh.

Cách vệ sinh phanh ô tô
Để giảm thiểu các sự cố xảy ra với hệ thống phanh ô tô, việc chủ xe chủ động vệ sinh xe là một thao tác là một quan trọng. Nhất là với xe sử dụng liên tục, hệ thống phanh – đặc biệt là phanh đĩa rất dễ bị bám dầu mỡ, bụi bẩn, bùn đất.
Khi phanh bị bẩn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất phanh, kéo theo tuổi thọ của các chi tiết trong đó bị suy giảm. Vì vậy chỉ cần biết cách vệ sinh phanh sạch sẽ là đã có thể tránh gặp phải các sự cố đáng tiếc.
Vệ sinh phanh hệ thống phanh ô tô không khó, bất kì ai cũng có thể tự làm tại nhà với các dung dịch chuyên dụng. Quý vị chỉ cần mua về, xịt rửa dung dịch trực tiếp vào hệ thống phanh là các chất bẩn sẽ nhanh chóng được làm sạch.
Các công nghệ hỗ trợ hệ thống phanh ô tô
Để nâng cao tính an toàn cho hệ thống phanh ô tô, ngày nay các hãng sản xuất thường trang bị mặc định theo xe nhiều tính năng hỗ trợ mới và hiện đại, phổ biến là 3 loại sau.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS | Hệ thống này giúp chống bó cứng phanh khi xe thắng gấp bằng cách sử dụng áp suất dầu để thao tác nhấp/nhả phanh liên tục trên mỗi giây. |
Hệ thống hỗ trợ lực phanh BA | Hệ thống này giúp trợ lực khi phanh khẩn cấp, giúp quãng đường lăn bánh khi nhấp phanh được rút ngắn, tối ưu cho hiệu quả của hoạt động phanh xe. |
Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD | Hệ thống này giúp xe tự động phân phối lực phanh đến các bánh theo tỷ lệ phù hợp, khắc phục các tình trạng xe thiếu hoặc thừa lái, giúp tài xế kiểm soát tốt được tốc độ xe. |

Không chỉ phụ thuộc vào các công nghệ hỗ trợ hệ thống phanh ô tô, tài xế cũng nên chủ động trau dồi cho mình kỹ thuật phanh xe ô tô an toàn và đúng cách giúp tối ưu hơn cho hiệu quả phanh, cụ thể:
- Đạp nhấp/ nhả phanh theo nhịp thay vì đạp giữ liên tục
- Đạp phanh dưới ngưỡng tối đa để tránh trường hợp trượt bánh hoặc bó cứng
- Với xe tải nặng hay xe đi ở địa hình đèo dốc, tài xế cần kết hợp cả đạp phanh và chuyển xe về số thấp để giảm áp lực quá lớn lên hệ thống phanh.
Bài viết về hệ thống phanh ô tô này có hữu ích tới quý vị, bình luận ngay xuống dưới bài viết này để cộng đồng người dùng Xebiz cùng chia sẻ, trao đổi nhé. Đừng quên tìm đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác cùng chuyên mục bảo dưỡng xe để biết thêm nhiều kiến thức hay trong vận hành xe.
Xebiz – chuyên trang thông tin về ô tô chuyên nghiệp cho người Việt hân hạnh được mang đến các bài viết bổ ích nhất đến quý vị độc giả.